Trong chương trình,ĩNhưHảonóilýdotrởlạicahátsauđổvỡkeonhacai 5 Như Hảo không giấu được xúc động khi kể về những ngày đầu chập chững vào nghề. Lúc đó cô được dìu dắt bởi các thành viên trong Đoàn nghệ thuật Quân khu 7.
“Mỗi đêm tôi đều đi hát ở các nhà hàng. Đó là quãng thời gian để những ca sĩ trẻ luyện giọng và luyện bản lĩnh sân khấu. Cuộc sống lúc đó rất khó khăn, chắt chiu lắm mẹ mới mua được cho tôi một chiếc xe”, cô kể.
Khi đó, Như Hảo ở cùng ca sĩ Hạ Châu - con gái cố nhạc sĩ Bắc Sơn. Có hôm trời mưa, hai cô cháu đèo nhau trên chiếc xe bị chết máy. Như Hảo tâm sự đó là những ký ức không bao giờ cô quên được trong suốt hành trình hoạt động nghệ thuật của mình.
Sau đó, Như Hảo được nhiều người khuyên tham gia cuộc thi Tiếng hát truyền hình TP.HCM 1992 và giành ngôi vị cao nhất. Cột mốc này giúp Như Hảo trở thành cái tên được nhiều bầu sô săn đón. Có hôm nữ ca sĩ phải di chuyển đến 9 địa điểm khác nhau để phục vụ khán giả. Dù mệt nhưng Như Hảo thấy vui vì được làm nghề, sống đúng với đam mê.
Trong những năm tháng rực rỡ của sự nghiệp, Như Hảo vinh dự được lựa chọn tham gia Liên hoan âm nhạc châu Á. Nữ ca sĩ tiết lộ đã từng nghĩ đến chuyện từ chối cơ hội này vì cho rằng bản thân còn thiếu sót. Được nhiều người động viên và hướng dẫn, Như Hảo mạnh dạn thể hiện bản thân trong sự kiện âm nhạc đặc biệt đó và tạo được ấn tượng rất tốt với bạn bè quốc tế.
Từng có thời gian, Như Hảo vắng bóng trên thị trường âm nhạc vì muốn toàn tâm toàn ý cho gia đình. Sau đó, cuộc hôn nhân không trọn vẹn, nữ ca sĩ xem hạnh phúc là điều xa xỉ. Cô trở lại với nghệ thuật, may mắn được khán giả đón nhận.
Như Hảo tâm sự tình yêu nghệ thuật đã ăn sâu vào trong máu, thôi thúc cô trở lại với nghề: “Những nốt nhạc không những bay lên mà còn quyện vào tim và sống cả đời với người nghệ sĩ. Tôi từng nghĩ sẽ dừng cuộc chơi nhưng không thể. Khi những nốt nhạc đã quyện vào tim, mình phải tìm cách để bay lên nữa, phải cất cao giọng hát của mình”.